Pháp Và Đức Có Nền Kinh Tế Khác Nhau Thế Nào
Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháp, tư vấn Du Học Pháp, tư vấn du Học Canada và tư vấn định cư Canada uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như:
Tiếng pháp online
Tự học tiếng pháp cơ bản
Giao tiếp tiếng pháp cơ bản
Củng cố ngữ pháp tiếng Pháp
Luyện phát âm tiếng Pháp, chuẩn bản xứ
Cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, Đức từng nổi tiếng là “gã ốm yếu của Châu Âu” nhưng hiện nó đã trở thành nền kinh tế lớn nhất và thành công nhất châu lục này. Trong khi đó, liệu Pháp có chính sách nào để Pháp trở thành một địa điểm lý tưởng trong mắt các nhà đầu tư, để đem lại tăng trưởng vững chắc cho nước Pháp, để tái tạo niềm tin của một dân tộc với Liên Hiệp Châu Âu, để đương đầu với xu hướng phi toàn cầu hóa đang đe dọa thế giới? Hôm nay, Cap France sẽ cùng mọi người so sánh các lĩnh vực khác nhau của 2 nền kinh tế này nhé!
NỘI DUNG CHÍNH:
1.Tỷ lệ thất nghiệp
Dữ liệu của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở Đức đã sụt giảm trong thời gian bà Merkel làm Thủ tướng, từ 11,1% năm 2005 xuống còn 3,8% năm 2020. Đức là một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở Châu Âu. Theo dữ liệu của Eurostat, tháng 7/2021, tỷ lệ thất nghiệp ở Đức là 3,6% còn với những người dưới 25 tuổi tỷ lệ này cao hơn, 7,5%.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Pháp có xu hướng tăng đều từ 2008 đến năm 2015 và đạt đỉnh điểm ở mốc gần 10,5% và sau đó bắt đầu giảm cho đến khi đạt mốc 8% vào năm 2020. Hiện nay, vấn đề thất nghiệp vẫn là một vấn đề nhức nhối hàng đầu mà Chính phủ Pháp vẫn đang tìm cách giải quyết để cải thiện nền kinh tế.
Có một lĩnh vực mà Đức khác biệt hoàn toàn so với Pháp là bối cảnh nhập cư của Đức dưới thời bà Merkel. Có lẽ đây là lĩnh vực mà bà đối mặt với sự khen ngợi lẫn gây tranh cãi khi nắm quyền Thủ tướng Đức.
Vào đỉnh điểm cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu 2014-2015, hàng trăm nghìn người đã vào EU, nhiều người trong số đó là chạy trốn khỏi cuộc nội chiến ở Syria. Tranh cãi trong khối EU đã nổ ra về việc làm thế nào để phân chia công bằng số người xin tị nạn cho các nước thành viên. Vào thời điểm đó, các nước Đông Âu phần lớn từ chối tiếp nhận người di cư và đã đóng cửa biên giới.
Khi đó, bà Merkel đã đưa ra những quyết định táo bạo. Bà quyết định mở cửa biên giới Đức và cho phép hơn 1 triệu người tị nạn và di cư vào Đức năm 2015.
Trong khi đó, nhập cư hợp pháp vào Pháp thường đi theo ba con đường : nhân đạo, đoàn tụ gia đình và kinh tế. Ngày 06/11/2019, thủ tướng Edouard Philippe đã thông báo chính sách nhập cư mới gồm 20 biện pháp, trong đó chính phủ muốn mạnh tay chống nhập cư bất hợp pháp, tình trạng lạm dụng hệ thống bảo hiểm y tế, đồng thời muốn lựa chọn nhập cư thông qua việc tăng gấp đôi số lượng sinh viên nước ngoài vào năm 2027, thiết lập hạn ngạch (quota) nhập cư kinh tế…
Thu nhập khả dụng hay thu nhập sau khi nộp thuế của hộ gia đình tại Đức cũng tăng đều đặn. Khi bà Merkel lên nắm quyền Thủ tướng Đức vào năm 2005, mức thu nhập của các hộ gia đình ở Đức và Pháp không quá chênh lệch song theo thời gian, khoảng cách ngày càng tăng và Đức vọt hẳn về phía trước.
Ở Đức, tổng thu nhập khả dụng của hộ gia đình trên đầu người là 30.142 Euro vào năm 2019. Trong khi đó, ở Pháp là 26.158 Euro.
Chính phủ của Thủ tướng Merkel từng bị chỉ trích mạnh về việc bỏ bê chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và đầu tư vì họ không muốn vay tiền và làm rối tung những quy định chặt chẽ để giữ cho ngân sách cân bằng. Cơ sở hạ tầng ở Đức xuống cấp được cho là do thiếu chi tiêu và chính phủ cũng bị chỉ trích mạnh về việc giảm vay và chi tiêu vào thời điểm mà nước này có thể vay tiền với lãi suất thấp. Nhiều người cũng chỉ trích Đức ít chi tiêu và nhu cầu thấp hơn của Đức đã tạo ra sự mất cân bằng trong khu vực đồng Euro.
Theo các chuyên gia, đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ là việc mà chính phủ tiếp theo của Đức phải giải quyết.
Tương tự với Đức ở mặt này, biểu đồ tăng trưởng của Pháp cũng có những “hố sâu” chạm đáy vào năm 2009 với tỷ lệ gần -10% sau đó tăng nhanh để đạt mức dương 2% vào 2014. Tuy nhiên sự ổn định vẫn chưa được thiết lập mặc dù có những sự tăng trưởng đáng kể vào năm 2017, số liệu đạt đỉnh 5%.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Viber: +84 916 070 169
Tags: so sanh kinh te phap va duc, ve may bay, hoc tieng phap, ho tro du hoc phap va canada, ho tro xin dinh cu canada, tieng phap online, tu hoc tieng phap co ban, tu van du hoc phap, dao tao tieng phap, giao tiep tieng phap co ban, tu van du hoc canada, tu van dinh cu canada, bài luận tiếng pháp theo chủ đề,bài văn giới thiệu về gia đình,danh xưng trong tiếng anh,đại từ nhân xưng,tự học tiếng pháp cho người mới bắt đầu,bắt đầu học tiếng pháp,giao tiep tieng phap,giao tiếp tiếng pháp thông dụng,casc thif trong tieesng anh,có mấy thì trong tiếng anh,học tiếng pháp vỡ lòng online,hoctiengphaponline,cảm ơn tiếng pháp là gì,dịch cảm ơn sang tiếng pháp,từ vựng a1,từ vựng tiếng anh b2,test độ les,bài học ngữ pháp cho bạn trẻ,sách học tiếng pháp,giáo trình tiếng pháp,dđại từ sở hữu,động từ sở hữu,tự học tiếng pháp cơ bản,50 động từ thông dụng,những từ đẹp nhất trong tiếng pháp,các từ tiếng pháp hay,số đếm trong tiếng pháp,bảng số tiếng pháp,xin chào là gì,xin chào dịch tiếng anh,phát âm tiếng pháp,chữ pháp,học tiếng pháp ở tphcm,học tiếng phap,các câu tiếng pháp hay,những câu nói hay bằng tiếng pháp,bài giới thiệu bản thân bằng tiếng pháp,giới thiệu bản thân bằng tiếng nga,tư vấn du học pháp uy tín,tu van du hoc phap uy tin,cách xin học bổng du học,xin học bổng du học,du học miễn phí ở đâu,du hoc mien phi