Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Với Người Pháp Tại Nước Pháp
Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap Education – Tổ chức đào tạo Tiếng Pháp, tư vấn du học Pháp, tư vấn du học Canada và định cư Canada diện du học uy tín chất lượng hàng đầu Việt Nam. Với các khóa học nổi tiếng như:
Học tiếng pháp online
Học tiếng pháp cơ bản
Học tiếng pháp giao tiếp
Học tiếng Pháp xin định cư (PR) Canada, cam kết đầu ra TEF 5
Học Tiếng Pháp nâng cao từ cơ bản A0 đến nâng cao B2, đào tạo đầy đủ 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết, chuẩn khung tham chiếu đánh giá chung của Châu Âu (CEFR)
Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp. Vậy thủ tục đăng ký kết hôn tại Pháp thực hiện như thế nào? Hãy cùng Cap France tìm hiểu trong bài viết này nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
– Luật 2006-399 ngày 04/04/2006 quy định tuổi thành hôn là 18 tuổi. Theo điều 145 Luật dân sự, nếu có lý do chính đáng, Biện lý Cộng hòa có thể cho miễn tuổi, với điều kiện được cha mẹ ưng thuận.
– Vợ chồng sắp cưới phải tự ý ưng thuận mà không bị ép buộc hoặc bị bạo hành.
– Đối với người chưa đủ 18 tuổi mà được miễn tuổi và người đã đủ 18 tuổi mà không có năng lực pháp luật đều phải có sự ưng thuận của gia đình.
– Vợ chồng sắp cưới phải còn độc thân (chưa kết hôn tại Pháp hoặc nước ngoài), hoặc đã ly hôn.
– Hai người không có quan hệ thân tộc trực hệ hoặc quan hệ do hôn nhân. Luật pháp nghiêm cấm việc kết hôn giữa hai người có thân tộc trực hệ, giữa anh chị em họ, cô dì, cháu trai cháu gái.
– Nếu không đủ điều kiện luật định mà vẫn kết hôn, việc kết hôn sẽ trở nên vô hiệu.
– Hôn nhân đồng tính trở thành hợp pháp tại Pháp từ ngày 17 tháng 5 năm 2013. Đây là quốc gia thứ 13 trên thế giới cho phép các cặp đồng tính kết hôn. Pháp luật này cũng áp dụng đối với các tỉnh hải ngoại và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp.
Khi làm hồ sơ tại tòa thị chính, mỗi đương sự phải nộp:
– Bản câu hỏi cá nhân được điền đầy đủ, ghi rõ ngày tháng và ký tên (theo mẫu lãnh sự)
– Bản trích lục giấy khai sinh mới nhất (dưới 3 tháng).
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do phường xã cấp cho việc kết hôn
– Bản sao thẻ căn cước (carte nationale d’identité) đối với người có quốc tịch Pháp; hoặc thẻ cư trú (carte de séjour) nếu là người nước ngoài;
– Giấy chứng nhận địa chỉ (biên nhận EDF, biên lai thuê nhà: quittance de loyer).
Trong một số trường hợp:
– Giấy cho phép của gia đình đối với người không có năng lực pháp lý.
– Nếu là tái hôn: bản án ly hôn.
– Nếu được miễn tuổi: giấy cho phép miễn tuổi.
– Giấy chứng nhận đã chứng nhận công bố kết hôn (ban de mariage) tại tòa thị chính không cử hành hôn lễ.
– Giấy chứng nhận của công chứng viên (notaire) nếu làm hợp đồng hôn nhân (contrat de mariage).
– Chứng chỉ phong tục (đối với người nước ngoài).
– Giấy chứng nhận kết hôn trước đây và Giấy chứng tử của vợ/chồng cũ (nếu có).
– Mẫu đơn xin thị thực Schengen: điền rõ ràng, ghi ngày và ký tên
– 01 hình thẻ đáp ứng đủ các tiêu chí sau: ảnh chụp phần đầu của đương đơn, chụp từ phía trước mặt, chụp gần thời điểm nộp đơn, khổ hình 3.5 cm x 4.5 cm, là hình màu trên nền trắng đồng màu (phông nền có màu không được chấp nhận), đầu để trần.
– Hộ chiếu còn hạn trên 06 tháng, ít nhất 02 trang trống để dán visa: Nộp bản chính và bản photo tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).
– Sổ hộ khẩu: Nộp bản chính và bản photo.
– Giấy chứng nhận của tòa thị chính nơi sẽ cử hành hôn lễ, ghi rõ rằng đã thực hiện công báo hôn nhân và không có ai phản đối (bản chính + bản sao)
– Tất cả thông tin liên quan đến việc tổ chức hôn lễ sắp tới.
– Giấy tờ chứng minh quốc tịch Pháp của người chồng/vợ tương lai (bản sao):
– Giấy tờ chứng minh nơi ở tại Pháp của người chồng/vợ tương lai:
Những thủ tục trước khi chính thức kết hôn này là bắt buộc cho việc ghi chú lại Giấy chứng nhận kết hôn tại Việt Nam vào Sổ Hộ tịch lãnh sự Pháp. Đương đơn phải liên hệ với Tổng lãnh sự quán Pháp ít nhất 4 tháng trước ngày kết hôn dự kiến.
4.1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Tổng lãnh sự quán Pháp
Khi nộp hồ sơ, nhân viên Tổng lãnh sự quán sẽ phỏng vấn hai bạn tại chỗ, sẽ có người phiên dịch nếu cần thiết. Nếu công dân Pháp vắng mặt, phỏng vấn sẽ được tiến hành bởi Tòa thị chính tại Pháp nơi người đó cư trú. Buổi phỏng vấn này nhằm mục đích xác minh việc kết hôn của hai bạn với luật pháp của Pháp. Trong trường hợp nghi ngờ mục đích của việc kết hôn, hồ sơ sẽ được trình lên Công tố viên tại tòa án Tối cao ở thanh phố Nantes.
4.2. Tổng lãnh sự quán Pháp đăng Công bố đám cưới
Đăng Công bố đám cưới là bắt buộc trong quy trình kết hôn đối với người có quốc tịch Pháp ở nước ngoài. Kế hoạch kết hôn của hai bạn sẽ được niêm yết trong 10 ngày làm việc tại Tổng lãnh sự quán Pháp, và Tòa thị chính nơi cư trú của công dân Pháp.
4.3. Cấp Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân
Sau khi niêm yết Công bố đám cưới, nếu không có ý kiến phản đối nào được đưa ra, Tổng lãnh sự quán Pháp sẽ cấp Công hàm kết hôn và Chứng nhận độc thân.
Tham khảo các khóa học Tiếng Pháp Cap France:
Học viên có thể lựa chọn theo học các khóa tiếng Pháp online hoặc offline tại trung tâm quận 1, Hồ Chí Minh, với các khóa học sau:
Tham khảo lịch khai giảng các khóa học tiếng Pháp
Học viên CAP thành công như thế nào ?
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Bạn muốn đăng ký học thử miễn phí Tiếng Pháp tại CAP, vui lòng đăng ký qua: Hotline/ Zalo/Viber: (+84) 916 070 169 – (+84) 916 962 869 – (+84) 788 779 478
Tags: thu tuc ket hon voi nguoi phap tai phap, hoc tieng phap, hoc tieng phap mien phi, tieng phap co ban, du hoc phap, dich vu du hoc phap va canada, dao tao tieng phap, dich vu xin dinh cu canada, tieng phap giao tiep, du hoc canada, dinh cu canada